Nền giáo dục cổ điển là gì?

Nền giáo dục cổ điển là gì?

Thư viện cổ nằm trong khuân viên Đại học Trinity (Dublin Ireland) được cho là nơi lưu trữ nguyên vẹn các giá trị lịch sử và văn hóa tiêu biểu nhất của Ireland (Ảnh vntravellive).

Trí tuệ và đức hạnh là những đặc điểm phấn đấu trong một nền giáo dục cổ điển, một nền giáo dục cao quý và chân chính.

Chuyên gia giáo dục Mỹ – những người thúc đẩy giáo dục cổ điển

  • Tiến sĩ Alyssan Barnes, bà là Khoa Cao cấp và Giám đốc Chương trình Tín nhiệm tại Viện Giáo dục Tự do Công giáo.
  • Ông Cothran, một tác giả và nhà giáo dục đi đầu trong phong trào giáo dục cổ điển, ông là giám đốc của M emoria College, biên tập viên Tạp chí Giáo viên Cổ điển của Memoria Press, và là giám đốc của Hiệp hội các trường học Latin cổ điển.
  • Tiến sĩ Daniel Scoggin Scoggin là đồng sáng lập của Great Hearts, một mạng lưới các trường công lập do tiểu bang quản lý ở Arizona và Texas cung cấp chương trình giảng dạy nghệ thuật tự do. Ông cũng là chủ tịch của Quỹ những tấm lòng cao cả.
  • Jeremy Tate, là người sáng lập Kỳ thi CLT (Kiểm tra Học tập Cổ điển), là người đứng sau sứ mệnh khôi phục ý nghĩa của việc kiểm tra tiêu chuẩn hóa thông qua việc nghiên cứu các công trình vĩ đại và các kỹ năng toán học ứng dụng.

Các chuyên gia chia sẻ nền giáo dục cổ điển là gì, tại sao nó lại quan trọng với ngày nay.

Nền giáo dục cổ điển là gì? Điều nó khác với nền giáo dục ngày nay?

Có rất nhiều câu trả lời khác nhau mà bạn có thể nghe thấy. Tuy nhiên, sự khác biệt dễ nhận thấy của giáo dục cổ điển và lớp học ngày nay thực sự là về mặt mục tiêu.

Giáo dục hiện đại

Nền giáo dục hiện đại mang tính thực dụng; mục tiêu là kiếm được việc làm, tìm hiểu thông tin để sau này được tuyển dụng vào công việc cụ thể, đó là một mô hình quyền lực.

Ngày nay, trọng tâm giáo dục đã thay đổi để giúp trẻ em thích nghi với nghề nghiệp, hoặc công việc thông qua các nỗ lực chính trị tiến bộ, nhằm tác động đến nền văn hóa.

Giáo dục cổ điển

Như CS Lewis đã viết trong cuốn “The Abolition of Man”, hãy dạy trẻ em yêu cái đẹp và cảm nhận sự thật thông qua những câu chuyện đạo đức tốt, và nâng cao năng lực trí tuệ của chúng.
Như CS Lewis đã viết trong cuốn “The Abolition of Man”, hãy dạy trẻ em yêu cái đẹp và cảm nhận sự thật thông qua những câu chuyện đạo đức tốt, và nâng cao năng lực trí tuệ của chúng.

Giáo dục cổ điển tìm cách giáo dục đứa trẻ thành một con người có Trí tuệ và Đức hạnh! Chính xác hơn, trí tuệ và đức hạnh được hiểu là sự khám phá và nắm bắt thực tại.

Một nền giáo dục cổ điển theo đuổi sự xuất sắc về đạo đức và xuất sắc về trí tuệ. Nó tham gia vào trái tim và tâm trí trong việc theo đuổi đức hạnh. Một nền Giáo dục con người toàn diện thì tâm hồn là một mục tiêu cao đẹp hướng đến. Bảo tồn và lưu truyền di sản về ý nghĩa của việc trở thành một con người xuất sắc, diễn ra thông qua sách toán học, khoa học và nghệ thuật.

Các nghiên cứu trí tuệ, kỹ năng được phát triển, với mục đích cho con người khắc sâu trí tuệ và đức tính của Chân, Thiện, Mỹ. Giáo dục cổ điển tồn tại ở Hoa Kỳ cho đến những năm 1920.

Giáo dục hiện đại muốn thực tế phù hợp với ý chí, trong khi giáo dục cổ điển là phù hợp ý chí với thực tế. Một nền giáo dục cổ điển không thực dụng, nó là tiền đề đầu tiên của việc hình thành tâm hồn. Sự khác biệt là tu nhân tích đức thay vì lập nghiệp.

Những cuốn sách hay nhất giới thiệu về nền giáo dục cổ điển

“A Defense of Classical Education” là cuốn sách cổ của tác giả RW Livingstone. Ông là một nhà giáo dục cổ điển, trí thức đại chúng và là một kho lưu trữ kiến thức tốt nhất về giảng dạy cổ điển  (Ảnh là cuốn bản sao chép lại từ bản gốc).
“A Defense of Classical Education” là cuốn sách cổ của tác giả RW Livingstone. Ông là một nhà giáo dục cổ điển, trí thức đại chúng và là một kho lưu trữ kiến thức tốt nhất về giảng dạy cổ điển (Ảnh là cuốn bản sao chép lại từ bản gốc).

Các chuyên gia giới thiệu những cuốn sách hay nhất về nền giáo dục cổ điển mà chúng ta nên đọc:

“Tâm trí được đào tạo tốt” của Susan Wise Bauer; đó là một nguồn tài nguyên tuyệt vời và thiết thực.

“Giới thiệu về Giáo dục Cổ điển” của Chris Perrin, là một cái nhìn tổng quát, dễ đọc, dài 45 trang về cách giáo dục cổ điển được hiểu như thế nào, đặc biệt là trong các trường tôn giáo.

Để có một góc nhìn sâu sắc hơn và mang tính học thuật, “Lịch sử giáo dục trong thời cổ đại” của HI Marrou thật tuyệt vời. Marrou theo dõi sự khởi đầu của nền giáo dục ở thế giới Hy Lạp và sự chuyển đổi từ nền giáo dục quân sự sang nền giáo dục mà ngày nay chúng ta xác định là “nền giáo dục cổ điển”

“A Defense of Classical Education” được viết bởi RW Livingstone vào năm 1916. Vào thời điểm đó, đã có một cuộc tranh luận lớn ở Hoa Kỳ thách thức nền giáo dục cổ điển. Những người tiến bộ đang tiếp quản các tổ chức đào tạo, vì vậy cuốn sách của Livingstone được viết trên đỉnh cao của cuộc tranh luận này. Ông là một nhà giáo dục cổ điển và trí thức đại chúng và là một kho lưu trữ kiến thức tốt nhất về giảng dạy cổ điển và nêu rõ lý do tại sao giáo dục cổ điển là nền giáo dục nên có.

“Đề xuất Paideia” của Mortimer Adler. Nó giải thích lý do tại sao tất cả học sinh, đặc biệt là trong giáo dục công lập, nên tiếp xúc với những cuốn sách hay, nghệ thuật, nhân văn, khoa học và toán học. Tất cả học sinh nên tiếp cận với hình thức giáo dục nhân bản này.

“Truyền thống nghệ thuật tự do” của Tiến sĩ Kevin Clark, cuốn sách giúp hiểu được lý do tại sao giáo dục cổ điển khác với giáo dục hiện đại.

Lý do nào khiến phong trào giáo dục cổ điển được quan tâm?

Khi cha mẹ được tiếp cận với hình thức giáo dục cổ điển, tự nhiên họ muốn con cái yêu thích học tập và quay trở lại với nền tảng truyền thống, để xây dựng đức tính và nhân cách (Ảnh Pixabay).
Khi cha mẹ được tiếp cận với hình thức giáo dục cổ điển, tự nhiên họ muốn con cái yêu thích học tập và quay trở lại với nền tảng truyền thống, để xây dựng đức tính và nhân cách (Ảnh Pixabay).

Các gia đình cảm thấy như, hầu hết các nền giáo dục hiện nay đều đào tạo ra ngoài mục đích phục vụ một con người trọn vẹn, đặc biệt là khả năng trau dồi đức hạnh. 100 năm trước các trường đại học và trường dự bị đều học tiếng Latinh và đọc tiếng Cicero, nhưng tất cả điều đó đã bị cuốn trôi bởi một nền giáo dục tiến bộ. Cha mẹ muốn điều gì đó sâu sắc, một hình thức giáo dục toàn diện và lâu dài hơn.

Chúng ta đang ở một ngã tư, nói quá nhưng không ngoa rằng nền giáo dục tiến bộ hiện đại là vô nhân đạo, nó là một bức tranh không đầy đủ về con người. Do đó, nó phủ nhận các khía cạnh quan trọng của trải nghiệm con người. Nó làm mất đi sự khôn ngoan về sắp xếp tiêu chuẩn đầu ra theo mục đích cao nhất; như đức tính, thứ đòi hỏi sự thể hiện rõ ràng và kết thúc nền tảng thực sự của một con người.

Giáo dục cổ điển là đưa nhân loại trở lại nền giáo dục chân chính. Nó bắt đầu với: Con người là ai? Sự phát triển đầy đủ các năng lực của con người trông như thế nào? Chúng ta có trách nhiệm gì với nhau? Ai là chúa? Chúng ta phải sống như thế nào? Điều gì cần thiết cho sự hưng thịnh của con người? Đây là những câu hỏi quan trọng mà chúng ta có thể hỏi, ngày nay chúng hầu như bị bỏ qua, chúng được trả lời trên thực tế bởi cuộc đời của mỗi người.

Nền giáo dục cổ điển đặt những câu hỏi này lên hàng đầu. Mọi thứ tiếp theo cho dù đó là một bài học lịch sử, hay một thí nghiệm khoa học hay giáo dục thể chất đều có thể được đóng khung dựa trên những câu hỏi quan trọng đó.

Làm thế nào cha mẹ và giáo viên có thể giúp trẻ em chuẩn bị cho tương lai tốt nhất, ngay cả khi chúng không được hưởng nền giáo dục cổ điển?

 Các chuyên gia cảnh báo, khi trao một thiết bị điện tử vào tay con trẻ, các bậc cha mẹ có thể đã đang trao cho con một thứ "ma túy" mà không hề hay biết.
Các chuyên gia cảnh báo, khi trao một thiết bị điện tử vào tay con trẻ, các bậc cha mẹ có thể đã đang trao cho con một thứ “ma túy” mà không hề hay biết.

Tương lai của chúng ta sẽ như thế nào? Nó chứa đầy công nghệ, hay nói một cách khác chúng ta sẽ có nhiều phương tiện hơn, để đạt được mong muốn của mình. Vậy đặc điểm của những mong muốn đó là gì? CS Lewis tác giả cuốn “The Abolition of Man” ông nói “Giáo dục không giá trị, cho dù nó có mang tính thực dụng đến mấy, thì dường như khiến con người trở thành một con quỷ khôn ngoan hơn.”

Các chuyên gia đều nhất trí phụ huynh nên trang bị cho mình như những nhà giáo dục cổ điển, hãy đồng hành, tham gia cùng các con và liệt kê các sách hay nên đọc, không thể mong đợi ai đó làm bất cứ điều gì cho con cái của bạn.

Các bậc cha mẹ có thể cho con đọc những Cuốn sách hay dành cho lứa tuổi thiếu nhi, đắm mình trong những câu chuyện vượt thời gian. Một sự đào tạo tuyệt vời, có thể bắt đầu với những cuốn sách được yêu thích như “Truyện ngụ ngôn của Aesop”. Đọc đi đọc lại tất cả với con bạn, “Truyện cổ Grimms” và “Iliad” và “The Odyssey” của Homer; những câu chuyện là trung tâm của sự kế thừa nền giáo dục cổ điển.

Cha mẹ vẫn có thể nói về lịch sử, cho các con tiếp xúc với nghệ thuật và viện bảo tàng. Tuy nhiên, nó không chỉ cho các con thấy vẻ đẹp tuyệt vời của giá trị truyền thống Châu Âu, mà còn để thảo luận về nó. Bạn có thể làm điều này bằng cách định hình các cuộc trò chuyện trong bữa tối gia đình; hoặc bắt đầu đọc to cho gia đình trong 20 phút, sau đó giảm tốc độ và rút ra điều những điều cần thiết cho cuộc trò chuyện này.

Đừng bỏ lỡ việc trở thành một nhà du hành thời gian, nghiên cứu qua lăng kính của một nền giáo dục cổ điển cùng con cái của bạn. Dần dần, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển về đức hạnh, về trí tuệ trong gia đình và các con của bạn.

Minh Anh biên dịch theo theepochtimes.

Tin tức xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đăng ký ngay khóa học kỹ năng teambuilding của Ecotta?

Liên hệ ngay hôm nay