Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại quan trọng?

Văn hóa ứng xử sẽ là cẩm nang để làm việc cùng nhau (Ảnh Pixabay).

Có thể đã đến lúc công ty bạn cần thiết kế lại nơi làm việc, tìm ra những cách tốt hơn để phối hợp hiệu quả trong hệ thống. Chính là việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, kết nối nó với Chiến lược và Mục tiêu để mang lại thành công và trường tồn cho một tổ chức.

Các nhà lãnh đạo trong nhóm điều hành, họ cần phải là những người đóng góp vào quá trình xây dựng và thúc đẩy thực hành nó. Văn hóa doanh nghiệp là ứng xử giữa người với người, giữa người với công việc trong một tổ chức. Thấm nhuần những thói quen có văn hóa là một quá trình không có ngày kết thúc.

Tại sao văn hóa doanh nghiệp lại thúc đẩy phát triển của một tổ chức?

Nhân sự và sự phối hợp giữa họ trong tổ chức làm nên sự trường tồn của một doanh nghiệp (Ảnh Pixabay).
Nhân sự và sự phối hợp giữa họ trong tổ chức làm nên sự trường tồn của một doanh nghiệp (Ảnh Pixabay).

Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển và trường tồn của một doanh nghiệp. Sự xáo trộn vào ra bất ổn định của nhân sự ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả làm việc của cả hệ thống; vì vậy đối với một doanh nghiệp thì ổn định nhân sự là yếu tố quan trọng cho sự phát triển.

Ngoài việc lương thưởng cạnh tranh, thì yếu tố môi trường làm việc hay còn gọi là văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng để giữ chân nhân sự. Nó làm cho họ tin tưởng, yêu quý mà sẵn sàng đồng hành kể cả khi doanh nghiệp rơi vào trạng thái khó khăn tài chính, hoặc doanh nghiệp dễ dàng triển khai mục tiêu mới khi có đội ngũ nhân sự phối hợp hiệu quả, dựa trên những giá trị cốt lõi về ứng xử trong công ty.

Một số hướng dẫn hữu ích dưới đây, giúp bạn có thể ứng dụng xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho tổ chức của mình.

Bảy bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nên đưa ra bản phác thảo ban đầu về các hành vi, xác định không quá mười lăm tuyên bố về hành vi và đảm bảo nó có ý nghĩa, quan sát được, dễ dàng đưa vào các quy trình và thực hành.

1.Bối cảnh hóa:

Xác định văn hóa ứng xử sẽ là cẩm nang để làm việc cùng nhau. Bộ phận nhân sự làm việc với nhóm điều hành trước tiên, để đảm bảo rằng nhân viên được truyền cảm hứng từ mục tiêu cá nhân mà phù hợp với chiến lược của tổ chức.

Điều cần thiết là hiểu động lực văn hóa trong đội ngũ điều hành, cách những động lực đó diễn ra trong tổ chức. Hầu hết các giám đốc điều hành có thể đã thực hiện ứng xử đó rồi, nhưng quá trình cá nhân làm và tổ chức làm là khác nhau.

Các công ty nên dành thời gian để xây dựng, hiểu rõ mục đích và chiến lược của tổ chức trước khi thảo luận về văn hóa doanh nghiệp. Nó nên có sự liên kết rõ ràng về lý do tại sao làm điều này? nó là gì?

2. Lựa chọn

Nhiều dữ liệu được chia sẻ trên trang mạng của các nhà tuyển dụng, đây là những danh sách khá đầy đủ. Công ty chỉ cần xác định các mẫu hành vi, điểm mạnh mà tổ chức có, dành một khoảng trống để đề xuất thêm những hành vi mong muốn có thể cần thiết trong giai đoạn này của công ty.

Ngay cả những công ty khởi nghiệp trẻ, cũng có nhiều thông tin về những gì quan trọng đối với họ và nó đã được nhúng trong hệ thống.

3. Xác định

Tận dụng dữ liệu để đưa ra bản phác thảo các hành vi. Sau khi các hành vi được xác định, mỗi giá trị cần được gắn với một giá trị tổng thể thì điều đó được lựa chọn. Xác định không quá mười lăm tuyên bố về hành vi, đảm bảo những hành vi này có ý nghĩa và có thể quan sát được, dễ dàng đưa vào các quy trình và thực hành.

Tìm ra một kênh giao tiếp có thể làm cho mọi người dễ nhớ và ứng dụng nó. Ví như câu chuyện của công ty có xuất phát từ một hành vi nào đó, mà đưa đến giá trị hiện tại.

4. Khoảng thử

Nên có một khoảng nghỉ về thời gian để các hành vi được chia sẻ, thảo luận và sửa đổi. Sau khi xác định hành vi cho phiên bản đầu tiên, một phần quan trọng của quá trình này là khoảng thời gian tạm dừng.

Điều này không có nghĩa là không làm gì cả. Thay vào đó, là để kiểm tra, thử nghiệm và thảo luận về cách các hành vi có thể được sử dụng cho các quyết định, tuyển dụng và khen thưởng.

Đánh giá các hành vi xuất hiện trong cuộc họp, nó có đang giúp đưa ra quyết định không? Chúng có hữu ích trong việc giúp nhân viên mới làm việc nhanh hơn không? Các nhà nghiên cứu gọi không gian giữa việc tạo ra một thứ gì đó, và thực hiện nó là “ủ” hoặc “tiêu hóa tinh thần”.

Một số tổ chức bỏ qua phần này, các hành vi chỉ thực sự hoạt động nếu có thời gian để kiểm tra, thay vì áp đặt và hoàn thành nó ngay. Bởi vì, nếu không có ứng dụng và đánh giá thì có thể nó chưa bao giờ thực sự được thực hiện.

5. Tích hợp

Xác định các bước cốt lõi để tích hợp các hành vi (văn hóa doanh nghiệp) vào, chẳng hạn như giới thiệu những câu chuyện có thể được chia sẻ về các hành vi.

Hãy suy nghĩ về cách làm thế nào để nhân viên mới gia nhập tổ chức hiểu được, và nội tâm hóa những hành vi đó cho chính họ.

6. Giao tiếp

Tất cả nhân viên mới và cũ trong công ty đều hiểu văn hóa doanh nghiệp, nội tâm hóa hành vi  đó trong công việc và trong ứng xử giữa người với người (Ảnh Pixabay).
Tất cả nhân viên mới và cũ trong công ty đều hiểu văn hóa doanh nghiệp, nội tâm hóa hành vi đó trong công việc và trong ứng xử giữa người với người (Ảnh Pixabay).

Khi truyền đạt văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên, điều quan trọng là phải chia sẻ chúng theo cách mà mọi người đều hiểu. Truyền đạt không có nghĩa là chỉ chia sẻ một danh sách, mà đang kể câu chuyện về việc công ty đã phát triển như thế nào, tôn vinh công ty đã ở đâu, hiện tại ở đâu và sẽ đi về đâu.

Nó đưa tất cả mọi người theo hành trình về cách những hành vi này được hình thành. Lý do tại sao chúng được thiết kế, kết nối những hành vi đó vào cách mọi người làm việc; đây là giá trị cốt lõi của thông điệp công ty.

Chia sẻ những câu chuyện, ví dụ về lý do tại sao những hành vi này được lựa chọn. Những câu chuyện cụ thể về cách các hành vi đang giúp đỡ nhân viên phối hợp làm việc hiệu quả, đó là một thông điệp mạnh mẽ. Sau khi nghe những thông điệp này, lý tưởng là nhân viên còn có cảm hứng hơn và muốn tìm hiểu thêm về cách ứng dụng các hành vi vào cuộc sống.

7. Vận hành

Qua đào tạo, ứng dụng văn hóa doanh nghiệp vào công việc, mỗi nhân viên đều hiểu và thấm được lý do tại sao họ xuất hiện mỗi ngày ở công ty (Ảnh Pixabay).
Qua đào tạo, ứng dụng văn hóa doanh nghiệp vào công việc, mỗi nhân viên đều hiểu và thấm được lý do tại sao họ xuất hiện mỗi ngày ở công ty (Ảnh Pixabay).

Tiếp tục nhúng các hành vi vào các quy trình và xác định các thực hành hỗ trợ và củng cố hành vi. Quan sát cách nhân viên ứng dụng, chúng được sử dụng như thế nào? Cộng hưởng là gì? Không cộng hưởng là gì? Tiếp tục lưu lại những câu chuyện hiệu quả và những gì không. Hãy nhớ rằng đây là một quá trình liên tục, một hành trình, không phải là một điểm đến.

Chúng ta có thể thiết kế lại nơi làm việc của mình, bằng những hành vi ứng xử (văn hóa doanh nghiệp) cập nhật để biết cách làm việc với nhau. Văn hóa đó thậm chí còn trở nên hữu dụng hơn, khi nó được kết nối với mục đích và chiến lược của tổ chức.

Khi nhân viên hiểu và thấm lý do tại sao họ xuất hiện mỗi ngày ở công ty, cách thể hiện hiệu quả là những gì họ cần phải làm. Khi đó trải nghiệm của nhân viên trở nên thú vị hơn, quản lý trở nên mạnh mẽ hơn và công ty trở nên thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của thời cuộc.

Minh Anh biên tập.

Tin tức xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Đăng ký ngay khóa học kỹ năng teambuilding của Ecotta?

Liên hệ ngay hôm nay